Ưu điểm và những hạn chế của hệ thống KPI trong doanh nghiệp

Ngày nay, hệ thống KPI được coi là một công cụ hỗ trợ và đánh giá hiệu suất công việc được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Dù vậy, hệ thống nào cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu nhược điểm của quá trình xây dựng KPIs.

Những ưu điểm của KPI

KPI là những thước đo hiệu quả theo dõi sự tiến bộ mà một doanh nghiệp hướng đến. Đây là công cụ dùng để giám sát thực hiện các chiến lượng và hiệu quả đạt được khi nhân viên thực hiện công việc.


Đánh giá KPI trên phần mềm quản lý nhân sự Gold Hrm

Ưu điểm của việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được mô tả bởi một số điểm sau:

+ KPIs mang lại cái nhìn nhanh chóng về một mục tiêu cụ thể trong một dự án hay hoạt động của doanh nghiệp.

+ Hệ thống này thường tồn tại dưới dạng con số cụ thể hay định lượng, đi kèm dữ liệu do đo giúp nhà quản lý dễ dàng đọc hiểu và quyết định phương hướng hành động.

+ Tạo động lực và tinh thần làm việc cho nhân viên. Từ đó, quản lý sẽ dễ dàng triển khai những hoạt động nhằm khen thưởng hay đánh giá chất lượng nhân viên dựa trên những kết quả thu nhận được.

+ Hướng đến mục tiêu doanh nghiệp để thúc đẩy sự phấn đấu trong nhân viên, tránh các mâu thuẫn cá nhân và tạo ra sự thiếu nhất quán trong quá trình triển khai công việc.

+ Đánh giá khách quan hiệu quả chiến lược thực hiện công việc của lao động.

+ Tạo dữ liệu kiểm chứng để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu trong doanh nghiệp

Nhược điểm của hệ thống KPI

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, khi triển khai hệ thống KPI doanh nghiệp cũng gặp một số các khó khăn như:

+ Trong quá trình triển khai tại doanh nghiệp, các chỉ số KPIs không đáp ứng được tiêu chí SMART nên ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình và hiệu quả quản lý nhân sự.


Xây dựng chỉ tiêu không hợp lý sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

+ Các chỉ tiêu nếu không được xác định cụ thể và rõ ràng sẽ ảnh hưởng không tốt thậm chí gây tâm lý hoang mang và chán nản với người lao động. Làm giảm năng suất công việc dẫn tới sự phát triển của doanh nghiệp bị thụt lùi.

+  Hiệu quả của KPIs sẽ không cao khi được áp dụng trong thời gian dài.

+ Để có thể xây dựng được hệ thống KPI đạt được hiệu quả tốt, yêu cầu người lập phải có chuyên môn cao, hiểu biết rõ về các chỉ số này là gì? từ đó mới có thể xây dựng và áp dụng một cách khoa học nhất.

+ Xây dựng các chỉ tiêu thiếu tính chính xác và thực tế, sẽ khiến các chỉ tiêu đề ra vượt quá năng lực hoàn thành của nhân viên. Dẫn đến kết quả công việc đạt được không cao gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.


 Chỉ tiêu KPI không hợp lý gây áp lực cho nhân viên

+ Chỉ tiêu KPI không linh hoạt theo những mục tiêu của doanh nghiệp. Sẽ khiến nền kinh tế của công ty  bị suy giảm. Lợi nhuận thu về của mỗi công ty sẽ không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Điều này gây lãng phí thời gian, nhân lực và tiền bạc của doanh nghiệp.

Việc xây dựng và triển khai KPIs là quá trình không dễ dàng, việc áp dụng hệ thống này trong đánh giá năng lực và đặt ra các mục tiêu công việc cho lao động giúp doanh nghiệp đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Đồng thời quản lý tốt bài toán nhân sự trong mỗi công ty.

KPI là hệ thống có những đặc điểm về mục đích, ưu và nhược điểm rất độc đáo và phức tạp. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng hệ thống cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai hệ thống này để đem lại hiệu quả phát triển và thu về nguồn lợi tốt nhất.


Liên hệ

Để liên hệ với chúng tôi xin vui lòng lạc bằng các cách sau

Gửi mail

  • Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Văn phòng


  • Liền kề L4.08 GoldSilk Complex 430 Cầu Am – Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội

  • Hotline: 0.888.789.333

  • nhansuvang.net@gmail.com

  • Từ: thứ 2 đến thứ 6
    Sáng: 08h – 12h ; Chiều: 13h – 17h
    Thứ 7: 08h – 12h