Quản trị nhân sự theo KPI là một phương pháp quản trị được mô hình hóa bằng cách lượng hóa hiệu quả làm việc của một nhân viên trong một khoảng thời gian. Với việc doanh nghiệp nắm rõ các nguyên tắc xây dựng KPIs cho nhân viên sẽ giúp hoạt động quản trị trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên tắc SMART trong xây dựng chỉ tiêu KPI
Trong việc hoạch định kế hoạch thiết lập các chỉ tiêu cho nhân sự, thì SMART chính là một phương pháp được đánh giá là đúng chuẩn và thông dụng giúp doanh nghiệp xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả. Các chỉ tiêu cần được xây dựng trên nguyên tắc có thể thực hiện, cụ thể và rõ ràng. Mỗi chỉ tiêu cần phải gắn với một mục tiêu cụ thể.
Việc xây dựng chỉ tiêu của doanh nghiệp cần có tính tập trong và đảm bảo đáp ứng tiêu chí SMART. Đây là một nguyên tắc được sử dụng khá phổ biến trong các tổ chức kinh doanh nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên tắc này.
S – Specipic: Mục tiêu cụ thể: Các chỉ số khi xây dựng cần phải giải thích được 3 khía cạnh: ý nghĩa, lý do lựa chọn và phương pháp đo lường. Chỉ số KPI càng rõ ràng, nhân viên sẽ dễ dàng biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.
M – Measurable: Mục tiêu đo lường được: Luôn ra chỉ số đo lường công việc. Các chỉ tiêu thành tích thiết yếu được kỳ vọng bao gồm: Số lượng, chất lượng, chi phí và thời gian.
A – Achiveable: Mục tiêu có thể đạt được: Mục tiêu đạt ra ở đây thường là chỉ số doanh thu và đây đích hướng đến của mỗi nhân lực của doanh nghiệp.
R – Realistic: Mục tiêu thực tế: Xác định thực tế bản thân đã làm được những gì trong mục đích đã đề ra.
T – Timebound: Mục tiêu có thời gian cụ thể: Để kiểm soát công việc của bản thân nhằm đạt được KPIs cao thì mục tiêu thời gian là yếu tố không thể thiếu.
Hiện nay, một số quan điểm của nguyên tắc SMART được phát triển thành SMARTER, trong đó:
E – Engagement: Liên kết: Công ty phải liên kết được lợi ích của công ty và lợi ích của các chủ thể khác. Nếu không có chế độ này, việc triển khai KPI sẽ khó có hiệu quả.
R –Ralevant: Thích đáng: Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ. Như vậy, các chỉ số KPIs phải thích đáng, công bằng với tất cả các bộ phận.
Sau khi đã nắm bắt cũng như có kiến thức về các nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng ngay chỉ tiêu doanh số này.
Theo một cách đơn giản hóa nguyên tắc này là doanh nghiệp cần trả lời cho các câu hỏi:
– Mục tiêu đã đề ra có cụ thể không?
– Doanh nghiệp có thể đánh giá tiến trình đạt được của mục tiêu đã đặt ra ở mức độ nào?
– Mục tiêu đó có tính thực tế và có thể thực hiện được hay không?
– Mục tiêu có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hay không?
– Mất bao lâu để đạt được mục tiêu đã đề ra?
SMART được xem như là các tiêu chí để đánh giá có khả năng đáp ứng mục đích của nhà quản lý hay không. Trong đó, sử dụng chỉ số KPIs phải có góc nhìn và những chiến lược của tổ chức nhất quán và tính thống nhất của hệ thống quản trị chung trong công tác, hoạt động của doanh nghiệp.
Việc xây dựng chỉ số KPI cho nhân viên tuân theo nguyên tắc SMART thông minh sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan hơn về việc đánh giá năng lực làm việc của từng nhân sự và kết quả mà họ đạt được.